TỪ ĐỒNG NGHĨA CHỮ B
******
Bả, Mồi
Bả: 1. Hỗn hợp thức ăn có trộn thuốc độc để lừa giết hại thú nhỏ (đánh bả chuột). 2. Cái có sức cám dỗ lôi cuốn con người đến mức làm cho không tỉnh táo mà mê đắm, cuốn hút, mắc lừa (Lú lẫn như ăn phải bả).
Mồi: thức ăn hoặc vật gì (có thể có mùi vị hoặc hình thù hấp dẫn) mắc vào bẫy (hoặc câu) để nhử con vật (chuột, chim, cá...) đến ăn được rồi bắt chúng.
Bã, Cặn, Cấn, Cặn Bã
Bã: phần xác còn lại sau khi đã lấy hết tinh túy, nước cốt (Bã mía).
Cặn: tạp chất trong thể lỏng lắng xuống đáy vật đựng.
Cấn: tạp chất còn lại bám vào đáy hay vào thành vật đựng.
Cặn bã: cái vô dụng, xấu xa, thấp hèn, đáng bỏ đi (Từ bỏ cặn bã; cặn bã của xã hội).
Bá, vịn, tì, chống, dựa
Bá: quàng tay lên vai lên cổ, thường tỏ ý thân mật (Bá vai nhau vui vẻ lắm).
Vịn: dùng tay nắm chắc một vật cho khỏi ngã.
Tì: áp chặt một bộ phận của một vật vào vật khác.
Chống: đặt theo chiều đứng trên một mặt phẳng cho vững, khỏi ngã.
Dựa: áp sát (thường là l ng) vào chỗ nào đó có thế vững hoặc cho khỏi mỏi.
Bạc, Bạc Bẽo, Tệ Bạc, Bội Bạc, Bạc Tình, Bội nghĩa, Bạc đãi
Bạc: bội nghĩa, không giữ trọn vẹn tình cảm trước sau (Ăn ở bạc).
Bạc bẽo: bạc, tỏ ý nhấn mạnh, không đền bù công lao một cách xứng đáng (Ăn ở bạc bẽo lắm).
Tệ bạc: vôươn và có thái độ c xử xấu xa (Con người tệ bạc).
Bội bạc: không nhớươn nghĩa mà còn làm điều sai trái đối với người có côngươn với mình.
Bạc tình: không trung thành với tình yêu.
Bội nghĩa: không nhớươn nghĩa, có hành vi sai trái hoặc chống lại.
Bạc đãi: đối xử rẻ rúng, tàn tệ (Bạc đãi với người đã từng c u mang)
Bãi công, đình công, đình hoãn
Bãi công: nghỉ việc hoặc bỏ việc không làm nữa để phản đối việc gì hoặc đòi hỏi điều gì.
Đình công: cùng nhau nghỉ, không làm việc để phản đối chủ hay nhà nước hoặc đối với điều gì (Đình công đòi tăng lương).
Đình hoãn, đình đốn: (công việc) bị chậm lại hoặc ngừng không hoạt động chủ yếu là do con người gây ra.
Bàn, Án, Yên, Án Thư , Bàn thờ, Bàn giấy
Bàn : vật có mặt phẳng hoặc nghiêng để làm việc, học tập hoặc bày biện đồ dùng (Sắp xếp bàn ghế gọn gàng).
Án: (từ cổ) cái bàn kiểu cũ cao và hẹp mặt.
Yên: (từ cổ) cái bàn nhỏ, hẹp, chân thấp để viết hay để bày biện đồ dùng.
Án thư: (từ cổ) bàn làm việc, đọc sách trên đó sắp xếp bút mực của người xưa.
Bàn thờ: bàn hơi cao hơn bàn bình thường, dùng để đồ thờ cúng.
Bàn giấy: bàn để ngồi làm việc (thường ở các cơ quan).
Bàn, thảo luận, dàn xếp, điều đình, trao đổi (ý kiến), thương lượng, hiệp thương, đàm phán, hội đàm
Bàn: đưa ra ý kiến để trao đổi với người khác nhằm đi đến thống nhất giải quyết một việc gì.
Thảo luận: bàn về những vấn đề của đoàn thể, của chính quyền, của khoa học, thường là trao đổi, phân tích bằng lý lẽ để làm sáng tỏ một vấn đề (Thảo luận đề cương hành động của đơn vị trong 10 năm tới) .
Dàn xếp: sắp xếp, bàn bạc làm cho ổn thỏa (Dàn xếp việc gia đình).
Điều đình: bàn bạc với nhau để giải quyết một cuộc tranh chấp hoặc là để yêu cầu đối phương thoả thuận cho mình làm một việc gì.
Trao đổi: hai hoặc nhiều người trình bày ý kiến của mình một cách nhẹ nhàng (không có tính chất tranh chấp) để tiến tới có thể thống nhất với nhau về một vấn đề.
Thương lượng: bàn với nhau nêu rõ tình, lý, lợi, hại của đôi (hoặc các) bên nhằm đi đến thống nhất giải quyết một vấn đề, thường có sự nhân nhượng nhau đôi chút.
Hiệp thương: như thương lượng, như ng chủ yếu nói về những vấn đề chính trị lớn của quốc gia.
Đàm phán: bàn bạc để đi đến giải quyết vấn đề, thường là trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Hội đàm: họp bàn, trao đổi giữa các bên về các vấn đề quan trọng, thường là vấn đề ngoại giao giữa các nước, các tổ chức quốc tế.
Bạn, Bạn Bè, Bạn Hữu, Bầu Bạn, Bồ
Bạn: người quen biết có tình cảm thân thiết với nhau như ng không phải là họ hàng (Bạn chiến đấu, bạn hàng).
Bạn bè: bạn theo cách nói khái quát.
Bạn hữu: bạn bè thân thiết.
Bầu bạn: như bạn bè.
Bố: bạn thân theo cách gọi thân mật.
Báo cáo, Bá cáo, Bố Cáo
Báo cáo: thông báo cho biết điều gì, trình bày về một vấn đề gì (Báo cáo tình hình an ninh, đọc báo cáo tổng kết).
Bá cáo: (từ cổ) truyền rộng rãi cho mọi người đều biết. Ngày nay thường dùng “thông cáo”.
Bố cáo: (từ cổ) như “bá cáo”.
Bảo, Báo, chỉ, chỉ bảo, hướng dẫn
Bảo: nói cho biết (thường không dùng đối với người trên). Báo: nói cho biết một tin gì đó (đã hoặc sẽ xảy ra).
Chỉ: làm cho người ta thấy, biết điều người ta muốn hỏi, muốn biết, thường dùng cử chỉ của tay hay vật kèm theo lời nói.
Chỉ bảo: dạy dỗ (Chỉ bảo cách làm ăn).
Hướng dẫn: giúp cho biết được phương pháp, cách thức tiến hành
(Hướng dẫn nuôi dạy trẻ).
Bằng, phẳng, phẳng phiu, bằng phẳng
Bằng: có bề mặt nằm ngang, không có độ dốc, như mặt nước yên lặng.
Phẳng: có bề mặt bằng, không lồi lõm.
Phẳng phiu: phẳng nói chung, dùng khi sự vật có diện tích hẹp.
Bằng phẳng: phẳng nói chung, dùng cho sự vật có diện tích rộng.
Bằng, Ngang, tương đương nhau
Bằng: (nói về mối quan hệ so sánh giữa những cái gì) không hơn hoặc không kém nhau (Hai đứa bằng tuổi nhau).
Ngang: bằng nhau, cân nhau, đối nhau, thường so về chiều cao, chiều dọc hoặc tỉ trọng, giá cả v.v... (Lực lượng không ngang nhau).
Tương đương nhau: coi như là ngang bằng nhau, có giá trị nh nhau (Trình độ tương đương đại học).
Bằng Lòng, Hài lòng, Vui Lòng, Vừa Lòng, Thoả lòng
Bằng lòng: trong lòng cho là được, không phản đối (Bằng lòng đến với nhau).
Hài lòng: bằng lòng, lấy làm vừa ý và vui vẻ (Hài lòng với cuộc sống).
Vui lòng: bằng lòng một cách vui vẻ, không miễn c ỡng.
Vừa lòng: hợp với lòng mình, với ý mình.
Thoả lòng: cảm thấy thoả mãn vì rất vừa lòng.
Bệ, Bục
Bệ: chỗ được xây, đắp cao để đặt một vật (Bệ phóng tên lửa).
Bục: bệ bằng gỗ hoặc xây bằng gạch, để kê bàn hoặc đứng lên trên đó cho cao, hay để vật gì cho cao (Kê cao bục giảng).
Bên, Cạnh, Mé
Bên: 1. Một trong hai chỗ đối nhau (Bên phải, bên trái). 2. ở về một phía, phân biệt với phía khác (Bên ngoại, hai bên cùng có lợi). 3. Mặt, phương diện (bên tình bên hiếu). 4. Chỗ kề cạnh, gần sát (Làng bên, nhà bên sông).
Cạnh: chỗ cái này tiếp giáp với cái khác, mặt phẳng này tiếp giáp với mặt phẳng khác, không phải ở giữa.
Mé: (khẩu ngữ) gần như cạnh (Mé nào cũng phải lo liệu cho tử tế).
Bền, Vững, Chắc
Bền: dùng được lâu, giữ lâu được nguyên trạng.
Vững: khó lay chuyển, tồn tại được lâu.
Chắc: khó vỡ, khó rời khi bị tác động bên ngoài (Dao sắc không bằng chắc kể).
Bến, Ga
Bến: chỗ đỗ quy định của phương tiện giao thông.
Ga: chỗ đỗ quy định của xe lửa, tàu điện ngầm.
Bênh, Bênh Vực, Che Chở, Bảo Vệ
Bênh: chống chế hoặc che chở cho đối tượng nào đó trước sự buộc tội hoặc tấn công (Mẹ bênh con).
Bênh vực: bênh mà có ý nâng đỡ, giúp cho người ta đủ sức chống lại người xâm phạm mình (Bênh vực một cách lộ liễu).
Che chở: bênh vực, chống đỡ nhưng có ý làm cho kín, không cho đối phương xâm phạm được.
Bảo vệ: tìm mọi cách để giữ cho được nguyên vẹn, chống lại những sự xâm phạm từ bên ngoài.
Bệnh Viện, NHà Thương, Bệnh Xá, TRạm Xá
Bệnh viện: nơi khám và chữa bệnh (Bệnh viện đa khoa).
Nhà thương: (từ cũ) chỉ bệnh viện, thường có quy mô lớn hơn bệnh xá.
Bệnh xá: nơi khám và chữa bệnh nhỏ hơn bệnh viện.
Trạm xá: nơi khám và chữa bệnh ở xã huyện.
Bí, Tắc, Bế Tắc
Bí: 1. Không thông, khó thoát ra được, khó khăn (ở vào thế bí). 2.Kín, không công khai, riêng (Phương pháp bí truyền).
Tắc: không thông và bị lấp, bị cản trở, bị chặn lại.
Bế tắc: gặp việc gì khó khăn không giải quyết được, không có lối thoát (Rơi vào tình trạng bế tắc).
Bí Thư, Thư Kí
Bí thư: 1. Người được bầu ra (thường là người đứng đầu) để thay mặt cấp uỷ (Đảng, đoàn thể) giải quyết công việc thường ngày. 2. Người giúp việc giấy tờ trực tiếp cho một người phụ trách (thường là cao cấp). 3. Cấp bậc cán bộ ngoại giao (dưới tham tán) giúp việc cho đại sứ.
Thư kí: 1. nhân viên văn phòng, làm công việc giấy tờ. 2. Người làm nhiệm vụ soạn thảo giấy tờ quan trọng, điều hành các công việc thuộc chức trách, chuyên môn nào đó (Thư ký hội đồng khoa học). 3. Người giúp việc cho một nhân vật cao cấp trong công tác soạn thảo giấy tờ, văn bản, giao thiệp, sắp xếp và chuẩn bị nội dung công việc hàng ngày (Thư ký riêng của Chủ tịch tỉnh). 4. Người được bầu ra, đứng đầu ban chấp hành công đoàn.
Biết, hiểu, lõi, sành, tường, thạo
Biết: nhận thấy rõ bản chất, sự tồn tại, sự tiến triển của một người, một vật, một việc gì đó v.v... hoặc có thể làm được một việc gì. (Biết thì thưa thớt, không biết dựa cột mà nghe).
Hiểu: biết rõ nội dung của một vấn đề gì (Con người chậm hiểu).
Lõi: biết đến tận chi tiết (thường hay nói “lõi đời”).
Sành: hơn nhiều người về một việc gì, chủ yếu nói về khả năng biết chọn cái nào hơn (thường hay nói “sành sỏi”).
Tường: tường tận, có nghĩa như biết rõ.
Thạo: rất quen việc, do đã có nhiều kinh nghiệm, từng trải nhiều.
Bĩu, trề
Bĩu: chìa dài môi dưới ra có ý chê, dỗi. Thường nói “Dè bĩu”.
Trề: chìa môi dưới ra, như ng không hẳn là có ý chê hay dỗi, thường là tự nhiên.
Bó, buộc, thắt, trói Bó: lấy dây, lạt buộc chặt nhiều vật với nhau.
Buộc: lấy dây, lạt mà thắt cho chặt để giữ lấy.
Thắt: ghì buộc cho chặt lại.
Trói: buộc vật hoặc người lại không cho tự do hành động.
Bọc, Gói, Đùm , Phủ, Bao phủ, Bao, Bao bọc
Bọc: gói kín, bao kín để che giữ hoặc tiện mang đi (Bọc sách vở).
Gói: dùng lá, giấy,vải bọc kín một vật gì (Được ăn được nói được gói mang về).
Đùm : gói một cách vụng về, không gọn gàng.
Phủ: che kín mặt trên của vật.
Bao phủ: phủ toàn bộ sự vật.
Bao: phủ kín hay vây quanh một vật khác.
Bao bọc: như bao, hàm thêm ý che chở.
Bọn, bầy, bè, phường, toán, tụi
Bọn: nhiều người cùng làm một nghề nghiệp, cùng làm một việc gì không thành tổ chức, hoặc nhập vào với nhau cùng làm việc đó (có ý coi thường hoặc thân mật).
Bầy: đám đông vật cùng loại, đôi khi dùng để gọi nhiều đứa trẻ con, dùng nói về người thì có ý khinh bỉ.
Bè: nhóm người kết với nhau để làm việc bất chính (Một bè với nhau, lôi bè kéo cánh).
Đàn: cũng như bầy dùng nói về súc vật, hay có ý nói về một số đông trong gia đình (Dại đàn còn hơn khôn độc).
Đoàn: số đông người, vật... đi liên tiếp nhau.
Lũ: nhiều người cùng làm một việc không đứng đắn, làm bậy. Cũng có khi chỉ sự ồ ạt, không có trật tự.
Đám: nhiều người họp lại để vui chơi hoặc để làm một nghi lễ trong thời gian ngắn.
Nhóm: một số người tập hợp lại với nhau theo một mục đích phân loại nhất định.
Phe: một số người hoặc tập thể có cùng một mục đích nào đó họp lại với nhau, thường trong mối quan hệ đối lập với đối phương (Phe phái, bè cánh).
Phường: những người có cùng nghề nghiệp.
Toán: nhóm người có cùng nhiệm vụ gì, thường có tổ chức, có hàng ngũ.
Tụi: bọn, như ng thường không đông lắm, có sắc thái thô tục hoặc chỉ bọn người xấu.
Bóp, Nắn
Bóp: nắm và siết mạnh trong lòng bàn tay hay giữa các kẽ ngón tay
(Bóp nát quả thị).
Nắn: dùng ngón tay mà bóp nhè nhẹ xem trong vật ấy có gì hoặc để cho ngay ngắn lại. (Mềm nắn rắn buông).
Bố, Cha, Thầy, Ba
Bố: người đàn ông sinh ra mình (dùng nhiều nhất trong khẩu ngữ miền Bắc).
Cha: có nghĩa như bố, dùng rộng hơn, nhất là trong văn học. Thầy: là tiếng dùng để gọi bố (thường dùng ở nông thôn). Ba: bố; dùng nhiều trong khẩu ngữ miền Nam..
Bỗng, chợt, thình lình, thoắt, bất ngờ, tình cờ, đột nhiên
Bỗng: nói về tình trạng xảy ra đột ngột không ai biết trước được.
Chợt: xảy ra quá nhanh không thể biết trước được.
Thình lình: xảy ra nhanh quá mà không ngờ tới được, không có dấu hiệu gì báo trước.
Thoắt: gần như chợt, có phần nhanh hơn (Thoắt ẩn thoắt hiện).
Bất ngờ: xảy ra mà mình không nghĩ kịp tới rằng nó xảy ra.
Tình cờ: gần như thình lình, không có hẹn trước, không có chủ định trước, có nhiều tính chất ngẫu nhiên. (Tình cờ gặp lại người bạn chiến đấu cũ).
Đột nhiên: thình lình, không ngờ đến.
Bỡ ngỡ, ngơ ngác
Bỡ ngỡ: ngỡ ngàng, lúng túng vì còn lạ, chưa quen, chưa có kinh nghiệm (Bỡ ngỡ trước công việc).
Ngơ ngác: nói về thái độ, điệu bộ khi bị lạc hay thấy những điều lạ không hiểu và chưa biết cách giải quyết thế nào (Ngơ ngác như bò đội nón).
Bụng, dạ, lòng
Bụng: bụng con người với biểu tr ng về tình cảm, tâm tư , suy nghĩ sâu kín (Đi guốc trong bụng).
Dạ: cũng như bụng (Thân làm dạ chịu).
Lòng: như bụng, thường nói về ý nghĩ, tình cảm (Lòng vả cũng như lòng sung).
Bướng, ương, ương ngạnh
Bướng: 1. Có tính rất ngang, khó bảo, không chịu nghe ai, cứ theo ý mình (Nó chuyên cãi bướng). 2. Có những biểu hiện của tính ngang ngạnh, bướng bỉnh (Thằng bé trán dô rất bướng).
Ương : bướng bỉnh, khó bảo một cách vô lí, hay làm ngược lại lẽ phải.
Ương ngạnh: bướng bỉnh và ngang ngạnh, ý mạnh hơn bướng.
Buồn, Sầu, Rầu, Phiền, Ủ rũ, Ủ dột, Ảm Đạm, Bùi ngùi, Đăm chiêu
Buồn: tâm trạng của người gặp điều không may, không được như ý, chán nản (thường hay nói “buồn bã”, “buồn phiền”).
Sầu: buồn (tiếng địa phương Nam Bộ).
Rầu: buồn, đau khổ trong lòng (thường hay nói “rầu rĩ”).
Phiền: buồn và phải lo nghĩ, băn khoăn nhiều.
Ủ rũ: vẻ mặt, dáng người buồn, thiếu sức sống.
Ủ dột: vẻ mặt buồn bã, rầu rĩ, buồn chán (Vẻ mặt ủ dột).
Ảm đạm: (nói về cảnh) buồn.
Bùi ngùi: nao nao buồn đến mức như chực khóc vì thương cảm và nhớ tiếc (Lòng dạ bùi ngùi, bùi ngùi chia tay nhau).
Đăm chiêu: có vẻ t lự, suy nghĩ nhiều và buồn bã.
Bứt, hái, bẻ, ngắt, vặt, rứt
Bứt : giật mạnh làm cho đứt rời ra (Bứt mấy quả nho xanh, bứt mấy ngọn cỏ).
Hái: lấy lá, hoa quả từ trên cao xuống.
Bẻ: dùng tay làm cho gẫy, cho đứt rời ra (Bẻ hoa cả cành).