Tạo động lực mới cho bất động sản công nghiệp
Động lực của thị trường bất động sản công nghiệp sẽ đến từ những thay đổi chính sách để kích thích đầu tư vào các khu công nghiệp tích hợp nhiều chức năng.
Lực đẩy từ vốn FDI
Bất động sản công nghiệp vẫn đón nhận những tín hiệu khả quan trong 7 tháng qua. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo - một chỉ số tham khảo quan trọng của các nhà phát triển bất động sản công nghiệp - vẫn ở thế thượng phong, dẫn đầu dòng vốn ngoại vào Việt Nam.
Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo ghi nhận hơn 7,9 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 7 tháng đầu năm, chiếm 47,2% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Trong đó, số dự án đăng ký mới và tăng vốn gần 680 dự án, với tổng vốn lên tới 7,25 tỷ USD. Đáng kể là Công ty Jinko Solar đầu tư gần 500 triệu USD vào Khu công nghiệp Sông Khoai (Quảng Ninh), hay Fukai Technology của Singapore đầu tư vào Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang).
Trong quý II/2021, phía Bắc chứng kiến một số nhà máy lớn như Foxconn đã vận hành trở lại sau thời gian đóng cửa do Covid-19.
Một số chuyên gia nhận định, chính trị ổn định, môi trường kinh doanh, vị trí địa lý phù hợp, lực lượng lao động năng động là những lợi thế giúp Việt Nam là một trong những thị trường sản xuất công nghiệp và logistics mạnh nhất trên thế giới. Những yếu tố này vẫn được duy trì và cải thiện liên tục.
Kỳ vọng từ điều chỉnh chính sách
Bất động sản công nghiệp sẽ khoác thêm áo mới nếu mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được triển khai đồng bộ. Theo ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ có thể là lời giải cho bài toán lưu trú cho công nhân để tiếp tục duy trì sản xuất khi buộc phải giãn cách để chống dịch.
Các dự án khu công nghiệp chất lượng cao sẽ tạo sức hút đầu tư, đặc biệt thu hút những doanh nghiệp lớn, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Việc điều chỉnh chính sách vì thế được kỳ vọng đem đến thay đổi tích cực, là một trong những sáng kiến giúp bất động sản công nghiệp Việt Nam có nhiều dự án bắt kịp với xu hướng mới.
打造工業地產新動力
工業地產市場的動力將來自更新政策,刺激對多功能工業區的投資。
FDI資本的推動力
工業地產在前7 個月仍收到積極信號。製造業和加工業的外商投資——工業房地產開發商的重要參考指標——仍佔上風,引領外資流入越南。
具體,加工製造業前7個月註冊外資超過79億美元,佔越南註冊外資總額的47.2%。其中,新註冊和增資項目近680個,總資本達到72.5億美元。一些典型的項目如晶科太陽能公司投資近5億美元入SongKhoai工業區(廣寧省),或新加坡富凱科技投資入光洲工業區(北江省)。
2021 年第二季度,北方見證了富士康等多家大型工廠在因 Covid-19 關閉後重新開工。
一些專家表示,穩定的政治、商業環境、合適的地理位置和充滿活力的勞動力協助越南成為世界上最強大的物流和工業生產市場之一的優勢。這些因素還在不斷地保持和改進。
政策調整預期
工業區—住宅區—服務模式同步實施,工業地產將披上新的外衣。外商投資局(計劃投資部)前局長潘友勝先生表示,工業區-住宅區-服務模式可以解決工人宿舍問題並在社交距離措施情況繼續維持生產。
優質的工業區項目將吸引投資,特別是在高科技行業經營的大型企業。因此,政策調整有望帶來積極變化會幫助越南工業地產眾多項目趕上新趨勢的舉措之一。
Theo: baodautu.vn
太平省引進的投資項目數量增加 為該省經濟社會發展注入巨大動力