Thành ngữ chữ A
***
Stt | Thành ngữ tiếng Việt | Thành ngữ tiếng trung | Giải thích |
1 | A kì sở hiếu | 阿其所好 | Vào hùa, a dua theo người mà mình ưa thích, bênh vực cho người mình quí mến, có cảm tình. A: a dua, hùa theo, kì: của nó, của chúng nó, sở: mà, hiếu: thích |
2 | A ý khúc tòng (tùng) | 阿意曲從 | Cố lựa chiều để theo, làm cho phù hợp với ý của người khác. A: a dua, hùa theo, khúc: cong, tòng (tùng): theo |
3 | Ác giả ác báo | 惡者惡報 | Kẻ nào làm điều ác thì sẽ gặp phải điều ác “Thiện chống ác, chính chống tà. Những mụ dì ghẻ cay nghiệt, thâm độc, tàn nhẫn đối với con riêng của chồng cuối cùng đã bị ác giả ác báo” (Nông Quốc Chấn, “Đường ta đi”). Giả: người, việc; ác giả: người ác, người làm điều ác; việc ác, việc làm ác, ác bảo: báo lại, đáp lại bằng việc ác, điều ác tương úng |
4 | Ác giả ác lai | 惡者惡來 | Như Ác giả ác báo. “Thế mới hại nhân nhận hại, thâm mưu độc kế chưa kịp thi hành, cho hay rằng ác giả ác lại, tài phiệt thực dân cùng mặt lộ” (Tú Mỡ, “Bút chiến đấu”). Lai: lại, đến, tới. Nguyên văn: kẻ nào làm điều ác thì điều ác sẽ đến với kẻ ấy |
5 | Ác khẩu thụ chi | 惡口受之 | Những người hay chửi rủa, buông ra những lời độc địa thì rồi những điều ác lại vận vào chính họ. Khẩu: miệng, lời nói, thụ: nhận lấy, chi: cái đó, người đó |
6 | Ác nguyệt đảm phong | 握月擔風 | Có tính lẳng lơ, trăng gió, lả lơi trong quan hệ nam nữ. Ác: cầm, nguyệt: trăng, đảm: gánh, phong gió. Nguyên văn: cầm trăng gánh gió |
7 | Ác quán mãn doanh | 惡貫滿盈 | Tội ác chồng chất, đến lúc phải chịu trừng phạt. “Đến khi ác quản mãn doanh, phanh thây, lóc thịt đã đành oan đâu” (Thơ cổ). Ác: tội ác, quản: nối tiếp, mãn, doanh: nhiều, đầy |
8 | Ai kiên sát bối | 挨肩擦背 | Hình dung người chen chúc rất đông;chen vai sát cánh. Ai: đùn đẩy, chen lấn, kiên: vai, sát: xoa, xát, bối: lưng. |
9 | An bần lạc đạo | 安貧樂道 | Bằng lòng, yên phận chấp nhận cuộc sống nghèo để vui với lẽ sống mà bản thân hằng theo đuổi. (Đây là thái độ lập thân xử thế của các nhà nho. Dù lâm vào hoàn cảnh bần hàn vẫn giữ vững đạo lí và lấy đó làm niềm vui, coi đó là lẽ sống). “Ông Nguyễn Đình Chiểu từ chối hết mọi sự giúp đỡ của người Pháp và cứ an bần lạc đạo” (Trần Trọng Kim, “Văn Thi”). An: yên, bân: nghèo, an bần: yên lòng với sự nghèo khó, lạc: vui, lạc đạo: lấy việc giữ vững đạo lý làm nguồn vui. |
10 | An cư lạc nghiệp | 安居樂業 | Sống ổn định ở một chỗ và vui vẻ làm ăn. “Có an cư thì mới lạc nghiệp được. Vì vậy phải xây dựng nhanh chóng nhà ở cho nhân dân để mọi người được an tâm làm ăn” (Báo Nhân dân 16.12.1972). An: yên, cư: ở, nơi để ở, lạc: vui vẻ, nghiệp: công việc, nghề nghiệp. Nguyên văn: an tâm ở nơi nào đó, yêu thích công việc của mình. Trong Hậu Hán thư có ghi: An cư lạc nghiệp trường dưỡng từ tôn “An cư lạc nghiệp, nuôi dạy con cháu lâu dài”. |
11 | An nhiên tự tại | 安然自在 | Thư thái, bình tĩnh, không có điều gì phải lo lắng, buồn phiền. An: yên, nhiên: như thường, tự: bản thân, tại: Ở, chỗ, tự tại: bình tĩnh, thảnh thơi. |
12 | An như bàn thạch | 安如磐石 | Vững vàng, chắc chắn, kiên định, không gì lay chuyển được, không bao giờ đổi thay, ví như một tảng đá to, nặng, không lung lay, di chuyển được. An: yên, yên ổn, bàn thạch: tảng đá to. Trong Tôn tử có câu: Tắc quốc an vu bàn thạch “thi đất nước vững như bàn thạch”;Vũng như bàn thạch. |
13 | An như Thái Sơn | 安如泰山 | Vững chắc, không gì lay chuyển, thay đổi được, ví như núi Thái Sơn sừng sững, vững chãi bao đời giữa trời đất. An: yên, yên ổn, sơn: núi, Thái Sơn: ngọn núi rất cao, thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, Vũng như núi Thái Sơn. |
14 | An phận thủ kỉ | 安分守己 | Như an phận thủ thường. Ki: bản thân, phạm vi hoạt động của bản thân. Nguyên văn: bằng lòng, chấp nhận số phận đã định hoặc với hiện trạng đang có. Trong tiếng Hán hiện đại, thành ngữ này còn được dùng với hai nghĩa: 1. Rất chuẩn tắc, nghiêm chỉnh để thủ giữ thân. 2. Người phạm tội biết hối cải, sửa mình không dám làm bừa làm bậy nữa. |
15 | An phận thủ thường | 安分守常 | Chấp nhận bằng lòng với số phận, với cuộc sống hiện có, chỉ cốt sao có được sự yên ổn cho bản thân, không muốn hoặc rất ngại sự thay đổi, thường do thiếu chí tiến thủ, ngại khó khăn, gian khổ trong công việc, ngại va chạm với đời. An: yên, thủ: giữ, thủ thường: giữ ở mức bình thường, hoặc giữ để được yên ổn, bình thường. |
16 | Án binh bất động | 按兵不動 | 1. Đóng quân yên một chỗ, không ứng biến, không ra đánh nhau, chờ thời cơ hoặc tìm mưu kế để tiến công khi đã có lợi thế. 2. Tạm không hành động gì, không thể hiện thái độ, do tình thế bất lợi, chờ thời cơ, chờ dịp thuận lợi sẽ ứng xử sau. Án: dùng ngón tay ân, gí, khống chế, kiềm chế, bình: lính, quân đội, án binh: dừng binh, không tiến, bất: không, bất động: không hành động. Trong tiếng Hán hiện đại, án binh bất động còn được dùng với nghĩa “Nhận nhiệm vụ nhưng không chịu hành động”. |
17 | Anh hùng cái thế | 英雄蓋世 | Người có tài năng vượt trội, hơn hẳn người thường. Cái: đậy, bao trùm, thế: đời. |
18 | Anh hùng đa nạn | 英雄多難 | Người tài giỏi thường gặp phải những tình thế nguy nan, hiểm nghèo, chính vì thế mà họ càng có cơ hội để bộc lộ tài năng của mình và càng trở nên ngời sảng. Đa: nhiều, nạn: tai nạn, những nguy hiểm trắc trở thường gặp phải, đa nạn: nhiều tai nạn, nhiều hiểm nguy, trắc trở. |
19 | Anh hùng mạt lộ | 英雄末路 | Người có tài năng, có chỉ lớn, có nghĩa khí nhưng do tuổi tác già nua hoặc vì hoàn cảnh bó buộc mà bất lực, đành bó tay, cam chịu với cuộc sống, bề ngoài tưởng như yên phận nhưng trong lòng đầy u uất. Mạt: cuối, cùng, lộ: đường, mạt lộ: cùng đường. |
20 | Anh hùng nhất khoảnh | 英雄一頃 | Người tự phụ cho mình là tài giỏi nhất, có quyền nhất ở một vùng, một địa phương nào đó. 2. Người có phẩm chất anh hùng nhưng chỉ có tác dụng hạn hẹp trong một vùng, một phạm vi nhỏ hẹp, không có khả năng làm việc lớn. Nhất: một, khoảnh: khu vực gồm một trăm mẫu ruộng, phần đất đai, không gian có giới hạn rõ ràng. |
21 | Anh hùng tạo thời thế | 英雄造時勢 | Người có tài năng và tác dụng to lớn tới vận mệnh của cả một thời đại. “Tôi vẫn nghĩ là thời thể tạo anh hùng chứ không phải anh hùng tạo thời thế, mình có làm được gì thì do tập thể, do điều kiện cả” (Báo Nhân dân 17.8.1967). |
22 | Anh hùng trong ngộ | 英雄相遇 | Những người có tài năng, Có chỉ lớn gặp được nhau và sau đó hợp sức với nhau để gây dựng, làm nên sự nghiệp to lớn. Tương: lẫn nhau, ngộ: gặp, tương ngộ: gặp nhau. |
23 | Anh hùng vô dụng vũ chi địa | 英雄無用武之地 | Người có tài năng không có điều kiện, không có cơ hội để bộc lộ, thi thố, do vậy đành bó tay bất lực. Vô: không, dụng: dùng, sử dụng, chi: của, địa: đất, vũ: võ;Anh hùng không có đất dụng võ. |
24 | Ám tiến thương nhân | 暗箭傷人 | Mũi tên bắn lén hại người, ngấm ngầm dùng âm mưu thủ đoạn để hại người;Thành ngữ tiếng Việt gần nghĩa Ném đá giấu tay. |
25 | Âm binh thiên tướng | 陰兵天將 | Nói chuyện tầm phào, vu vơ, đầu đầu, hoặc khoác lác, ba hoa. Âm: một trong hai nguyên lý cơ bản của trời đất, đối lập với dương, binh: lính, quân đội, âm binh: quân lính dưới âm phủ, theo mê tín, thiên: trời, thiên tướng: tướng nhà trời. |
26 | Âm cực dương hồi | 陰極陽回 | Hết khổ đến sướng, hết suy đến thịnh, ví như tạo hoá của tự nhiên khi khí âm biến chuyển đến một mức độ nào đó thì chuyển thành khí dương. Âm, dương: hai nguyên lý cơ bản của trời đất để từ đó tạo ra muôn vật, theo quan điểm triết học cổ đại phương Đông, cực: rất, cực điểm, hồi: về. |
27 | Ẩm hà tư nguyên | 飲河思源 | Ẩm thuỷ tư nguyên (hà: sông, nước). |
28 | Ẩm thuỷ truy nguyên | 飲水追源 | Ẩm thuỷ tư nguyên (truy: tìm về). |
29 | Ẩm thuỷ tư nguyên | 飲水思源 | Được hưởng những điều may mắn, tốt lành phải luôn nhớ tới công lao gây dựng, tạo lập của người trước. Ảm: uống, thuỷ: nước, ẩm thuỷ: uống nước, tự nghĩ, nghĩ về, nhớ về, nguyên: nguồn, tư nguyên: nhớ, nghĩ về nguồn. Trong Dữu Tử Sơn tập có câu: Ám kì lưu giả hoài kì nguyên (hoài: tư;lưu: thuỷ) nghĩa là “Uống nước ở đâu thì nhớ nguồn ở đó”; Uống nước nhở nguồn. |
30 | Ân thâm nghĩa trọng | 恩深探義重 | Mang nặng tình nghĩa, công ơn đối với người đã hết lòng giúp đỡ, cưu mang mình. Ân: ơn, thâm: sâu, trọng: nặng; Ân sâu nghĩa nặng. |
31 | Ăn ác dương thiện | 隱惡揚善 | Chỉ nói, phô bày những điều thiện, hay, tốt đẹp còn những điều ác, không hay, không tốt thì giấu đi. Ản;che giấu, ác: xấu, ân ác: che giấu việc ác, việc xấu của người, dương: đưa ra, thiện: tốt. Trong tiếng Việt thường dùng Tốt đẹp (thì) phô ra, xấu xa (thì) đậy lại. |
Bất đắc kì tử 不得其死 Chết một cách hết sức đột ngột, thường thê thảm, rất tội nghiệp. “Một là chết khẩn cấp, hai là chết bất đắc kì tử, bạ là chết dần mòn, rồi chết trong sự phá sản bởi một chính sách tịch thu tồi tệ dã man ". (Báo Nhân dân 19.10.1974). Bất: không, đặc: được, phải, kì: của nó, của chúng nó, tử: chết.